Chăm sóc răng từ sớm cho trẻ là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Các bậc phụ huynh nên trang bị cho mình những kiến thức cần biết để theo dõi và giúp trẻ phát triển răng hàm khỏe mạnh.
Răng sữa khác răng vĩnh viễn như thế nào, làm sao để phân biệt và chăm sóc răng sữa cho trẻ? Cùng Nha Khoa Tenshi tìm hiểu thêm qua bài viết sau bạn nhé:
1. Khái niệm về răng sữa và răng vĩnh viễn?
- Răng sữa (hay còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời) là bộ răng đầu tiên hình thành trong giai đoạn phôi thai và phát triển rõ rệt ở trẻ nhỏ từ 4 – 24 tháng tuổi. Răng sữa có thể duy trì chức năng trong nhiều năm, thông thường từ 6 – 12 tuổi. Những chiếc răng này có các chức năng thẩm mỹ, kích thích xương hàm phát triển, giữ chỗ cho răng vĩnh viễn, có ảnh hưởng đến việc phát âm của trẻ.
- Răng vĩnh viễn sẽ mọc thay thế cho những chiếc răng sữa sau khi rụng và đó cũng là lần thay răng cuối cùng, hay nói cách khác, răng vĩnh viễn sẽ tồn tại đến lúc già. Quá trình thay răng có thể diễn ra trễ hơn vài năm và nếu gãy răng vĩnh viễn do tai nạn hay bệnh lý thì sẽ không thể mọc lại.

Nếu răng hàm phát triển bình thường thì răng vĩnh viễn sẽ mọc ngay vị trí mà răng sữa rụng. Nhờ vào áp lực của răng vĩnh viễn bên dưới làm cho chân răng sữa tiêu dần, lung lay và rụng đi, đó là khi quá trình thay răng diễn ra.
Tuy nhiên, nếu vị trí của các răng vĩnh viễn quá xa so với răng sữa hoặc răng sữa không rụng dù đã đến tuổi thay răng thì răng vĩnh viễn có khả năng cao sẽ mọc lệch. Đây là lý do tại sao nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm trong giai đoạn phát triển của răng hàm.
2. Cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn
Tuy răng sữa và răng viễn là hai loại răng hoàn toàn khác nhau, song lại rất khó để phân biệt. Bởi thay vì phần lớn răng vĩnh viễn sẽ mọc thế chỗ răng sữa nhưng có một số trường hợp răng mọc lên mà không hề thay răng. Có nhiều yếu tố giúp phân biệt hai loại răng này:
2.1 Dựa vào số lượng răng
Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng từ 4 – 6 tháng tuổi và hoàn thành quá trình vào khoảng 2 tuổi rưỡi, số lượng răng tất cả là 20 chiếc răng sữa gồm:
- 4 răng cửa giữa
- 4 răng cửa bên
- 4 răng nanh
- 8 răng cối
Từ 6 – 12 tuổi, răng vĩnh viễn sẽ mọc thay thế răng sữa nên trên hàm sẽ lẫn lộn giữa hai loại răng. Nếu chú ý sẽ thấy rằng toàn bộ các răng trưởng thành đều có kích thước lớn hơn. Sau khi quá trình thay răng hoàn thành, trẻ có 28 – 32 chiếc răng vĩnh viễn gồm:
- 4 răng cửa giữa
- 4 răng cửa bên
- 4 răng nanh
- 8 răng cối nhỏ
- 8 – 12 răng cối lớn
Hầu hết mọi người sẽ mọc răng khôn vào độ tuổi tầm 18 – 25 tuổi hoặc có thể trễ hơn, cũng có một số người không mọc răng khôn.

2.2 Dựa vào men răng và ngà răng
Cấu trúc của men răng và ngà răng sữa mỏng hơn, trong suốt, không có dây thần kinh cảm giác, buồng tủy cũng lớn hơn nên sâu răng sữa sẽ lan vào tủy nhanh hơn so với răng vĩnh viễn. Lớp men này chỉ có độ dày khoảng 1mm, trong khi ở răng vĩnh viễn là 2 – 3mm. Do đó, trẻ nhỏ có tỷ lệ sâu răng và ngà răng dễ bị axit phá hủy cao hơn so với người lớn, nên cần được phát hiện để điều trị sớm.
2.3 Dựa vào màu sắc của răng
Răng sữa thường có màu trắng đục do chứa ít thành phần vô cơ, còn răng vĩnh viễn có màu vàng hơn và trong hơn.

2.4 Dựa vào hình dáng của răng
Về hình dáng, thân răng vĩnh viễn cao hơn răng sữa. Riêng răng cửa vĩnh viễn thường có các nụ nhỏ trên rìa cắn, chúng sẽ mất dần trong quá trình nhai. Còn răng cửa và răng nanh sữa nhỏ hơn, không thanh bằng răng trưởng thành.
Khác với tỉ lệ của thân răng, chân răng sữa dài và mảnh hơn. Các răng sữa hàm có nhiều chân (2 chân đối với hàm dưới, 3 chân đối với hàm trên) và dang rộng nên khi nhổ răng sữa rất dễ gãy.
3. Cách chăm sóc răng sữa cho trẻ
Đối với trẻ còn nhỏ chưa có khả năng tự đánh răng, bạn nên sử dụng khăn mùng với nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày. Nên tập thói quen chải răng 2 lần/ngày cho trẻ trên 2 tuổi và theo dõi để điều chỉnh động tác đúng cho bé. Đồng thời chú ý chế độ ăn uống của con để tránh nguy cơ sâu răng và hỏng men răng.
Trên đây là một số kiến thức mà bạn cần biết về phân biệt răng sữa với răng vĩnh viễn, và cách chăm sóc răng sữa cho trẻ. Ngoài ra bạn nên thường xuyên quan sát và đưa trẻ đến gặp nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời chữa trị nếu răng có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 – 19h00 | Chủ nhật: 8h00 – 17h00
51B Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt
Hotline đặt hẹn: 0939 365 338
Comment hoặc Inbox để được tư vấn từ bác sĩ: https://m.me/Nhakhoatenshi
Zalo Nha khoa Tenshi: https://zalo.me/329388200482646404