Một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng ở trẻ em là do thiếu hụt vitamin gây ra. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hằng ngày của bé.
Bài viết dưới đây, Nha khoa Tenshi sẽ chia sẻ về nguyên nhân, tác hại và cách điều trị chảy máu chân răng ở trẻ em. Bố mẹ cùng tham khảo nhé:
1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Nướu là bộ phận bảo vệ cho chân răng, kể cả trong giai đoạn răng sữa hay thay răng thì nướu của trẻ đều chưa ổn định. Các mô mềm quanh răng khá yếu nên dễ tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài. Điều này gây viêm nhiễm và chảy máu chân răng ở trẻ.
Việc vệ sinh răng miệng không tốt dẫn đến vi khuẩn phát triển mạnh, hình thành các mảng bám trên răng. Đặc biệt là cao răng bám chắc vào chân răng. Khi đó, nướu lợi trở nên nhạy cảm hơn và dễ chảy máu nhất là khi đánh răng.
Ngoài ra, chảy máu chân răng cũng là biểu hiện của sự thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể. Thành phần vitamin C có chức năng quan trọng trong việc tổng hợp Collagen giúp vết thương nhanh lành. Vì vậy, khi cơ thể thiếu vitamin C, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây xuất huyết nướu.
2. Tác hại của tình trạng này đối với trẻ
Hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ ban đầu chỉ là những tổn thương nhẹ ở mô nướu. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu khiến răng lung lay thậm chí mất răng.

Tình trạng này còn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ, khiến bé biếng ăn do đau nhức. Cảm giác đau nhức nướu cũng thường xuất hiện vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ của bé.
Đối với trẻ trong giai đoạn răng sữa, việc chảy máu chân răng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thay răng vĩnh viễn sau này. Nếu răng sữa rụng sớm, răng vĩnh viễn mất định hướng sẽ dẫn đến răng mọc lệch, sai khớp cắn, khấp khểnh.
3. Điều trị cho trẻ
Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở trẻ để có giải pháp điều trị phù hợp. Nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Những cách chăm sóc và điều trị phổ biến như:
3.1 Bổ sung vitamin C
Việc bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống hằng ngày là một trong những cách để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ. Khi cơ thể nhận đủ lượng vitamin C cần thiết, các mô nướu bị tổn thương sẽ nhanh chóng hồi phục và tăng cường sức đề kháng cho bé.

3.2 Súc miệng bằng nước muối
Để giúp trẻ vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn thì bố mẹ nên cho con súc miệng bằng nước muối pha loãng ít nhất 2 lần/ngày. Đây là một phương pháp hiệu quả, dễ thực hiện giúp nướu lợi khỏe mạnh hơn, hạn chế chảy máu răng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác.
3.3 Cạo vôi răng (cao răng)
Đối với trẻ đã mọc răng vĩnh viễn thì việc điều trị chảy máu chân răng cần được tiến hành sớm vì nếu để lâu sẽ càng ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ. Cạo vôi răng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám vi khuẩn “cứng đầu” quanh chân răng. Bố mẹ cần đưa bé đến nha khoa uy tín để thực hiện cạo vôi răng.

3.4 Dùng thuốc và rơ miệng
Kết hợp với việc cạo vôi răng, dùng thuốc được bác sĩ chỉ định sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng hơn. Đồng thời cần lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ. Trong giai đoạn trẻ bị viêm nướu, không nên cho trẻ đánh răng vì sẽ gây đau và tổn thương nướu. Nên dùng gạc NaCl 0,9% để rơ miệng và vệ sinh răng miệng cho bé.
Chảy máu chân răng là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng không thể xem nhẹ. Bố mẹ nên lưu ý hiện tượng này ở trẻ nhỏ để tìm phương án điều trị kịp thời và phù hợp. Đồng thời đảm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 – 19h00 | Chủ nhật: 8h00 – 17h00
51B Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt
Hotline đặt hẹn: 0939 365 338
Comment hoặc Inbox để được tư vấn từ bác sĩ: https://m.me/Nhakhoatenshi
Zalo Nha khoa Tenshi: https://zalo.me/329388200482646404