Một số bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em: nguyên nhân và cách khắc phục

Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày, không chỉ đối với người lớn mà còn ở cả trẻ em. Tuy vậy, nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan với các dấu hiệu cảnh báo tình trạng răng miệng của con…

Ngoài chức năng ăn nhai và phát âm, hàm răng còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt cùng tình trạng sức khỏe của bé. Bài viết dưới đây, Nha khoa Tenshi sẽ đề cập tới một số bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân và cách khắc phục. Mời bạn cùng tham khảo nhé:

1. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng trẻ em

Bệnh răng miệng đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ gồm:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch: đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh răng miệng ở trẻ. Việc này tạo điều kiện cho các mảng bám tích tụ và vi khuẩn phát triển quanh răng. Lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nướu và nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác.
  • Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu canxi, vitamin, khoáng chất cũng “góp phần” ảnh hưởng đến răng của trẻ. Thiếu canxi khiến cho răng dễ bị gãy vỡ. Ngoài ra, việc ăn nhiều đường, thức ăn quá nóng hay quá lạnh cũng dẫn đến nhiệt miệng, viêm lợi, gây yếu răng, dễ lung lay và gãy.
  • Các thói quen xấu: nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng đem lại những ảnh hưởng không ngờ tới. Trẻ thường mút tay, ngậm ti giả, nghiến răng, ăn vặt quá nhiều,…cũng là nguyên nhân dẫn đến sâu răng, răng mọc lệch, sai khớp cắn,…
Vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và các thói quen hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của trẻ

2. Một số bệnh răng miệng thường gặp và cách khắc phục

2.1 Sâu răng:

Nhiều cha mẹ thường hay cho rằng đồ ngọt gây sâu răng nhưng thực tế, hầu hết các loại thực phẩm bé ăn hằng ngày đều có lượng đường nhất định. Vì vậy việc hạn chế cho bé ăn bánh kẹo ngọt cũng không ngăn chặn triệt để nguy cơ gây sâu răng.

Việc trẻ đánh răng 2 lần/ngày và ít ăn đồ ngọt vẫn có thể bị sâu răng do vệ sinh không kỹ. Nếu sâu răng ở trẻ không được phát hiện để điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng. Cha mẹ nên hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh răng miệng kỹ, đúng cách, đưa trẻ đến nha khoa 6 tháng/lần để sớm phát hiện sâu răng. Ngoài ra, cần tập cho trẻ thói quen sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để ngừa sâu răng.

2.2 Viêm lợi (viêm nha chu)

Bệnh viêm lợi hay còn gọi là viêm nha chu là một trong các bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em mà mọi người ít ai ngờ tới. Khi trẻ không chải răng đúng cách hay quá sơ sài sẽ tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây viêm lợi cho trẻ. 

Bệnh viêm nha chu có thể điều trị nhưng rất hay tái phát khi thay đổi thời tiết, giao mùa hoặc khi răng trẻ ở trạng thái nhạy cảm. Bố mẹ nên giúp bé làm sạch khoang miệng, lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần, tập thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày và đến bác sĩ để kê thuốc điều trị.

Các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, vui chơi cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ

2.3 Sún răng

Sún răng không chỉ gây mất thẩm mỹ đối với hàm răng mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của trẻ. Phần lớn nguyên nhân gây sún răng là do chế độ ăn uống thiếu cân bằng, không khoa học và vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Khi gặp phải tình trạng răng miệng này, không thể tránh khỏi việc sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm và kháng sinh chống nhiễm trùng. Bố mẹ nên đưa bé đến khám tại nha khoa uy tín để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của bé. Tránh tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn hay chỉ định từ chuyên gia.

2.4 Răng mọc lệch

Khi răng sữa rụng và thay bằng răng vĩnh viễn, nhiều trẻ gặp phải các vấn đề như răng gãy mẻ, sâu răng, răng sữa chưa rụng nhưng răng khác lại mọc chen,… Thường cha mẹ sẽ chủ quan với các vấn đề này vì tin rằng sau khi thay răng sẽ khác. Ít ai ngờ những bệnh răng miệng tưởng chừng đơn giản và không đáng lo sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của bé.

Các răng sữa bị hư hỏng khiến vị trí của chúng trên cung hàm bị thu hẹp lại. Khi răng vĩnh viễn mọc lên thiếu không gian sẽ dẫn đến việc mọc chen chúc, xô lệch và sai vị trí. Thường sẽ phải can thiệp bằng biện pháp niềng răng để cải thiện tình trạng này và tránh các bệnh lý nghiêm trọng về sau.

Hiểu được tầm quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của con, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường. Đồng thời hướng dẫn con cách vệ sinh răng miệng, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý để bé có được hàm răng chắc khỏe hơn.

 

Khám răng, nhận tư vấn miễn phí và các ưu đãi hiện có tại Nha khoa Tenshi bạn nhé!

NHA KHOA TENSHI

Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 – 19h00 | Chủ nhật: 8h00 – 17h00

51B Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt

Hotline đặt hẹn: 0939 365 338

Comment hoặc Inbox để được tư vấn từ bác sĩ: https://m.me/Nhakhoatenshi

Zalo Nha khoa Tenshi: https://zalo.me/329388200482646404