Răng sứ bắc cầu: ưu điểm – nhược điểm – các loại răng sứ phổ biến

răng sứ bắt cầu

Ngày nay, nhiều trường hợp người không may gặp phải tình trạng chết tủy răng hay tai nạn dẫn đến mất răng. Nhu cầu làm răng giả cũng vì vậy mà gia tăng, và răng sứ bắc cầu là một trong những phương pháp phổ biến nhất.

Vậy răng sứ bắc cầu có tốt không, về lâu dài có ảnh hưởng gì không? Có bao nhiêu loại răng sứ? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé:

1. Răng sứ bắc cầu là gì?

Bằng cách tạo cầu nối giữa 2 bên cạnh khu vực bị thiếu răng, trồng răng sứ bắc cầu là giải pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng mất một hoặc nhiều răng. Khi đó, các bác sĩ sẽ mài đi những răng còn khỏe mạnh ở xung quanh chỗ răng mất để tạo thành trụ nhỏ có chức năng nâng đỡ mão răng bên trên. Mão răng này được tạo thành 1 dãy các răng gắn liền vào nhau, có hình như một chiếc cầu nhằm phục hồi thẩm mỹ. Lấp đi khoảng trống cho răng đã mất và giúp hoàn thiện chức năng nhai.

2. Trường hợp nào nên trồng răng sứ bắc cầu?

Đối với những trường hợp sau, bác sĩ sẽ chọn phương pháp làm răng sứ bắc cầu:

  • Người bị mất một hoặc vài răng gần nhau nhưng không chọn cấy ghép răng implant.
  • Phần xương hàm của bệnh nhân chưa bị tiêu hõm.
  • Làm cầu răng để tăng tính thẩm mỹ khi các răng liền kề vẫn khỏe mạnh.
Trồng răng sứ bắc cầu là giải pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng mất một hoặc nhiều răng

3. Trồng răng sứ bắc cầu có tốt không?

Mặc dù đây là phương pháp đã có từ lâu nhưng không ngừng được cải tiến theo thời gian nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ. Tuy vậy, việc trồng răng sứ bắc cầu vẫn có cả ưu điểm lẫn mặt hạn chế:

3.1 Ưu điểm của răng sứ bắc cầu

  •  Phục hồi chức năng của răng cũ đã mất: sau khi được điều trị, chức năng nhai cũng được hoàn thiện tương đương với răng thật khiến bạn thoải mái hơn và thuận lợi hơn trong việc ăn uống.
  • Cải thiện tính thẩm mỹ cho răng hàm: màu sắc của răng sứ được chọn tương tự với răng thật cùng với kỹ năng cao của các bác sĩ khi mài răng làm trụ sẽ giúp cải thiện thẩm mỹ cho cả hàm răng. Điều này cũng giúp làm tăng tự tin giao tiếp cho bạn khi hàm răng lúc này đã trở nên đều đặn và đẹp hơn.
  • Thời gian phục hồi nhanh chóng: thông thường, chỉ mất khoảng 2 – 3 ngày để hàm răng được hoàn chỉnh, và mất thêm vài ngày để quen với những chiếc răng mới. Vì vậy, đây là một ưu điểm mà nhiều người quyết định chọn làm cầu răng sứ.
  • Tiết kiệm chi phí: so với các phương pháp hiện đại hơn thì trồng răng sứ bắc cầu là lựa chọn giúp tiết kiệm chi phí hơn, không quá đắt đỏ.

3.2 Những hạn chế của răng sứ bắc cầu

Bên cạnh những ưu điểm thì răng sứ bắc cầu cũng còn có những mặt hạn chế chưa khắc phục được:

  • Dễ bị tiêu xương hàm, tụt nướu. Từ đó xuất hiện nhiều nếp nhăn quanh miệng khiến gương mặt dần bị chảy xệ, hai má hóp lại.
  • Có khả năng mất thêm hai răng kế cận răng đã mất do phải mài cùi hai răng này để gắn mão răng sứ.
  • Mão răng sứ nếu không được gắn cẩn thận dễ gây hôi miệng và viêm nướu.
  • Chỉ áp dụng cho trường hợp mất một răng hoặc một vài răng, không thể áp dụng cho trường hợp mất răng toàn hàm hoặc mất răng số 7.
  • Dễ bị ê buốt, khó chịu sau khi mài cùi.

4. Các loại răng sứ phổ biến

Để phù hợp với nhu cầu khách hàng và nhiều trường hợp khác nhau, răng sứ bắc cầu được chia thành các loại sau:

4.1 Cầu răng truyền thống

Đây là phương pháp phổ biến nhất để thay thế răng bị mất. Để có thể làm cầu răng truyền thống, bạn phải có răng thật hoặc răng implant nằm ở 2 đầu của răng bị mất. Mặt hạn chế của phương án này là một phần men răng của răng trụ sẽ bị mài nhỏ lại để bọc mão. Vì vậy cần phải chú ý vệ sinh và chăm sóc răng miệng tại nhà đúng cách thì cầu răng mới dùng được lâu.

Cầu răng truyền thống là phương pháp phổ biến nhất để thay thế răng bị mất

4.2 Cầu răng composite

Đối với người mất 1 – 2 răng thì đây là giải pháp hợp lý. Cầu răng sẽ được nối với nhau bằng chất liệu làm đầy răng nhựa, đặt trực tiếp vào khoảng trống của răng bị mất. Phương pháp này đòi hỏi chuyên môn cao cũng như sự kiên nhẫn của bác sĩ, vì thế nên chọn đến những nha khoa uy tín.

Đối với người mất 1 – 2 răng thì cầu răng composite là giải pháp hợp lý

4.3 Cầu răng với/ cầu răng đèo

Một răng trụ sẽ có chức năng hỗ trợ nhịp cầu khi sử dụng phương pháp này. Cầu răng với, hay còn gọi là cầu răng đèo thường không được đánh giá cao dành cho răng hàm vì lực nhai cắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến răng trụ. Tuy nhiên có thể thực hiện với điều kiện là cầu răng được thiết kế kỹ lưỡng, nhịp cầu nằm ở các răng cửa.

Một răng trụ sẽ có chức năng hỗ trợ nhịp cầu khi sử dụng phương pháp này

4.4 Cầu răng cánh dán/ cầu răng nối nhựa

Đây là một phương pháp được nhiều người ưa chuộng vì khả năng bảo tồn được răng thật cao. Điều kiện áp dụng là dùng cho vùng răng trước và răng trụ phải khỏe mạnh. Răng giả sẽ được thiết kế bằng chất liệu nhựa giống kẹo cao su bọc ngoài 1 khung kim loại. Cánh dán kim loại ở 2 bên cạnh răng giả sẽ được cố định vào các răng trụ bằng xi măng nha khoa.

Nhược điểm của phương pháp này là cầu cánh dán có khả năng bị xuống màu theo thời gian, làm cho răng trụ bị xỉn màu thậm chí hủy đi tủy liên kết giữa các nhịp cầu.

Răng giả sẽ được thiết kế bằng chất liệu nhựa giống kẹo cao su bọc ngoài 1 khung kim loại

4.5 Cầu răng được hỗ trợ bằng implant

Trong vài năm gần đây, phương pháp này đang dần trở nên phổ biến hơn vì răng tự nhiên liền kề sẽ không bị ảnh hưởng. Nhờ có sự hỗ trợ của răng implant mà bạn không cần phải mài cuống và thân răng rồi bọc mão. Hoặc thiết kế cấu trúc cồng kềnh nhưng một vài phương án cũ. 

Một ưu điểm lớn khác của răng implant là tạo ra những khoảng cách vừa phải giữa các răng giúp việc vệ sinh răng miệng đơn giản và hiệu quả hơn.

Nhờ có sự hỗ trợ của răng implant mà bạn không cần phải mài cuống và thân răng rồi bọc mão

Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về răng sứ bắc cầu. Nếu có bất cứ thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Tenshi để được giải đáp và tư vấn nhanh nhất nhé!

 

NHA KHOA TENSHI

Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 – 19h00 | Chủ nhật: 8h00 – 17h00

51B Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt

Hotline đặt hẹn: 0939 365 338

Comment hoặc Inbox để được tư vấn từ bác sĩ: https://m.me/Nhakhoatenshi

Zalo Nha khoa Tenshi: https://zalo.me/329388200482646404