Làm răng sứ là một phương án phổ biến giúp khắc phục nhiều tình trạng của răng miệng, từ làm đẹp cho đến điều trị bệnh lý. Nhiều người chọn làm răng sứ vì không mất quá nhiều thời gian hồi phục, hoặc vì tính thẩm mỹ cao mà dịch vụ này đem lại.
Bên cạnh đó, răng sứ còn có nhiều loại với những mức chi phí khác nhau, thậm chí sự chênh lệch về mức giá khá lớn làm người có nhu cầu hoang mang không biết nên chọn loại nào, làm răng ở nha khoa nào. Vậy làm răng sứ giá rẻ có thật sự tốt không?
1. Làm răng sứ có tác dụng gì?
Răng sứ phù hợp với nhiều đối tượng vì phương án này giúp cải thiện các khiếm khuyết răng miệng, khắc phục nhanh chóng những tình trạng sau:
- Răng bị nhiễm màu nặng, không hiệu quả sau các phương pháp làm trắng.
- Răng bị khấp khểnh nhẹ, hô, móm.
- Răng sâu nặng dẫn đến chết tủy.
- Răng bị mòn men.
- Răng bị hở kẽ, thưa hoặc nứt vỡ.
- Phục hình răng sứ trên trụ implant.

2. Những tác hại của răng sứ kém chất lượng
Nắm được nhu cầu cao của khách hàng, một số nha khoa chạy các chương trình quảng cáo dịch vụ làm răng sứ với mức giá cực kỳ hấp dẫn. Không ít người đã gặp phải những biến chứng không mong muốn khi chọn làm răng sứ rẻ kém chất lượng như:
2.1 Viêm tủy răng
Trường hợp này có thể xảy ra khi làm răng sứ giá rẻ tại một nha khoa không uy tín, tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ còn chưa cao. Nếu cung hàm không đều, việc mài cùi răng quá nhiều gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng thật. Khi đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào tủy gây viêm. Lâu ngày có thể dẫn đến chết tủy, phải nhổ bỏ răng.
2.2 Răng bị nứt vỡ
Hiện nay trên thị trường, giá của một răng sứ có nguyên liệu cao cấp sẽ dao động từ 4 – 6 triệu đồng. Với những dòng răng sứ giá rẻ, kém chất lượng và không rõ nguồn gốc, sau một thời gian sử dụng dễ bị nứt, vỡ. Khi bệnh nhân chưa tìm hiểu kỹ trước khi quyết định chọn loại răng sứ, tin theo quảng cáo giá rẻ có thể gặp phải tình trạng này.

2.3 Hỏng răng gốc
Các loại răng sứ kém chất lượng rất dễ gây viêm nhiễm và làm ảnh hưởng đến răng gốc (răng thật). Nghiêm trọng hơn có thể gây mất răng và khó phục hồi lại như ban đầu.
2.4 Răng sứ bị lung lay
Nếu bác sĩ có tay nghề không cao sẽ dễ xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện như mài răng không đúng tỉ lệ hoặc gắn mão răng sứ không phù hợp với kích thước răng gốc. Khi mão răng và cùi răng không khớp với nhau, răng sứ sẽ lung lay dần rồi rơi ra sau một thời gian sử dụng. Điều này có thể dẫn đến các bệnh lý như áp xe chân răng, viêm nha chu,…
Khi mão răng và cùi răng không khớp với nhau, răng sứ sẽ lung lay dần rồi rơi ra sau một thời gian sử dụng
2.5 Răng sứ hở nướu
Khi giữa răng và nướu có kẽ hở, không khít với nhau thì đây chính là dấu hiệu răng sứ bị hở nướu. Nguyên nhân có thể do chất lượng răng sứ không tốt, kỹ thuật phục hình của bác sĩ còn kém,…
2.6 Hở cổ chân răng
Răng sứ được chế tác phải đảm bảo vừa khít với kích cỡ răng của bệnh nhân, và thao tác khi gắng răng cần phải đảm bảo mão răng khít với cùi răng. Nếu trong quá trình này xảy ra sai sót có thể dẫn đến tình trạng hở cổ chân răng. Khi đó, răng bị hở giữa vị trí tiếp nối răng sứ và nướu, dễ đọng lại thức ăn khi ăn uống.
Nếu trong quá trình này xảy ra sai sót có thể dẫn đến tình trạng hở cổ chân răng
2.7 Viêm lợi
Bệnh nhân có thể bị viêm lợi nếu bác sĩ mài răng không đúng tỉ lệ, gắn răng sứ sai kỹ thuật, vệ sinh vùng khoang miệng không sạch làm cho ngà răng bị tổn thương,…
2.8 Hôi miệng
Thực tế việc làm răng sứ không gây hôi miệng. Những nếu kỹ thuật phục hình của bác sĩ không chuyên nghiệp khiến phần răng sứ và nướu không khít, xuất hiện khe hở. Hoặc răng sứ bị nứt vỡ hình thành nên các rãnh làm thức ăn mắc vào khó làm sạch, từ đó gây ra hôi miệng.
3. Cách phòng tránh tình trạng “tiền mất tật mang”
Hầu hết nguyên nhân dẫn đến những tác hại nguy hiểm khi làm răng sứ là bởi tay nghề của bác sĩ thực hiện và chất lượng răng sứ. Vì thế, để tránh những biến chứng này, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chọn đến những nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Tuyệt đối không làm răng sứ giá quá rẻ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải mềm 2 lần/ngày, thay tăm xỉa răng thông thường bằng chỉ nha khoa.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và ngăn chặn nếu xảy ra biến chứng. Lấy vôi răng thường xuyên để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm dai, cứng, có màu dễ bám vào răng sứ để tránh răng bị nứt mẻ hoặc đổi màu.
- Bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin như trứng, sữa, rau xanh, vitamin C,…Uống nhiều nước lọc để làm sạch vùng khoang miệng.
Làm răng sứ giúp cải thiện nhiều khiếm khuyết về răng miệng nên được nhiều người tin chọn dịch vụ này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đem lại kết quả mong muốn. Bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại sứ cũng như chọn một nha khoa đủ uy tín để tránh những mối nguy hiểm tiềm tàng không đáng có.
Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 – 19h00 | Chủ nhật: 8h00 – 17h00
51B Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt
Hotline đặt hẹn: 0939 365 338
Comment hoặc Inbox để được tư vấn từ bác sĩ: https://m.me/Nhakhoatenshi
Zalo Nha khoa Tenshi: https://zalo.me/329388200482646404