Giảm nhanh cơn đau răng và điều trị sâu răng dứt điểm cho trẻ

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2019, Việt Nam có hơn 85% trẻ em 6 – 8 tuổi bị sâu răng sữa, còn sâu răng vĩnh viễn gia tăng theo tuổi. Có thể thấy, đây là con số đáng báo động về tình trạng răng miệng của trẻ em nước ta hiện nay.

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi và sinh hoạt hằng ngày của bé. Cha mẹ nên làm gì để giảm nhanh cơn đau răng và điều trị sâu răng dứt điểm cho trẻ? Cùng Nha khoa Tenshi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé:

1. Sâu răng ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Những nguyên nhân thường gặp gây sâu răng cho trẻ em đôi khi đến từ những thói quen, sở thích rất phổ biến. Chẳng hạn như thích ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt, vệ sinh răng miệng không đúng cách,… Tình trạng sâu răng ở trẻ 2 – 6 tuổi phổ biến hơn hết vì răng sữa rất dễ bị vi khuẩn trong miệng tấn công.

Sâu răng gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai do sự nhạy cảm của răng sâu khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh. Lực nhai suy yếu khi vi khuẩn tấn công gây mòn men răng.
  • Gây khó chịu và có mùi hôi trong khoang miệng do những mảnh vụn thức ăn liên tục bị mắc vào chỗ răng sâu. Thức ăn khiến trẻ cảm giác vướng víu và có xu hướng dùng tay cạy ra vô tình làm tổn thương nướu, lợi.
  • Khi răng bị sâu càng nghiêm trọng cũng là lúc những cơn đau tăng dần. Khi chúng lan tới phần tủy và gây viêm, nguy cơ phải nhổ bỏ răng là rất cao.
Tình trạng sâu răng ở trẻ 2 – 6 tuổi phổ biến hơn hết vì răng sữa rất dễ bị vi khuẩn trong miệng tấn công

2. Cách giảm nhanh các cơn đau răng 

Khi phát hiện con bị sâu răng và các cơn đau dần ảnh hưởng đến trẻ, cha mẹ có thể áp dụng những phương án sau để giúp cho bé:

2.1 Chườm lạnh cho trẻ

Cho đá lạnh vào túi chườm ngoài má tại vị trí răng đau của bé. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ giúp co mạch máu tại chỗ đau, làm dịu cơn đau cho trẻ.

2.2 Súc miệng bằng nước muối loãng

Nước muối pha loãng không chỉ có công dụng vệ sinh miệng trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Mà còn giúp làm sạch vi khuẩn và giảm cơn đau răng. Bạn cũng nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng.

2.3 Súc miệng bằng oxy già

Ngoài nước muối, oxy già 3% có thể giúp diệt khuẩn vô cùng hiệu quả, giảm cơn đau và giúp trẻ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khi súc miệng bằng oxy già, cần hướng dẫn bé súc miệng lại bằng nước sạch.

2.4 Dùng các loại thực vật có tính kháng sinh

Trong những phương pháp dân gian truyền miệng, sử dụng gừng tươi, tỏi giã nát có tính kháng viêm và kháng khuẩn mạnh. Bạn đắp gừng hoặc tỏi vào vị trí răng sâu, cơn đau nhức sẽ dịu lại và tạo cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng cho trường hợp răng sâu nhẹ và pha loãng tỏi để tránh bị kích ứng hoặc phỏng nướu.

3. Điều trị sâu răng dứt điểm cho trẻ

Do cơ địa của từng bé khác nhau mà người lớn nên áp dụng các phương pháp khác nhau. Những phương pháp trên chỉ phần nào giúp giảm nhanh cơn đau cho trẻ. Nhưng về lâu dài, để an toàn và hiệu quả, cha mẹ nên đưa bé đến các phòng khám nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm tình trạng răng sâu.

Cha mẹ nên đưa bé đến các phòng khám nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm tình trạng răng sâu

Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán mức độ của răng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Việc điều trị cần thực hiện càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện vì sẽ dễ điều trị hơn. Vì thế, khi thấy con có các dấu hiệu như đốm đen trên răng, bé đau răng, hôi miệng,… Cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi kiểm tra để sớm khắc phục tình trạng này. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống, các thói quen xấu và hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách.

Tuy nhiều người vẫn còn chủ quan nhưng sâu răng ở trẻ em luôn là một vấn đề đáng báo động. Các bậc phụ huynh nên giúp con hình thành thói quen chăm sóc răng miệng từ giai đoạn răng sữa và đưa con đi khám định kỳ tại nha khoa uy tín.

 

NHA KHOA TENSHI

Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 – 19h00 | Chủ nhật: 8h00 – 17h00

51B Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt

Hotline đặt hẹn: 0939 365 338

Comment hoặc Inbox để được tư vấn từ bác sĩ: https://m.me/Nhakhoatenshi

Zalo Nha khoa Tenshi: https://zalo.me/329388200482646404