Mọc răng sữa là một giai đoạn đánh dấu cho bước phát triển đầu đời của trẻ. Bố mẹ cần trang bị đầy đủ các kiến thức để hỗ trợ và chăm sóc những chiếc răng đầu tiên của trẻ.
Thông thường, đến tháng tuổi thứ 6 trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa, có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 – 8). Hiện tượng này sẽ khiến bé sốt, chảy nước dãi, kén ăn, tiêu chảy hoặc khó chịu, quấy khóc,… Để hiểu và chăm sóc tốt cho con trong giai đoạn mọc răng sữa, bố mẹ tham khảo những kiến thức qua bài viết dưới đây nhé:
1. Dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ bắt đầu mọc răng
Khi mọc răng, hầu hết trẻ thường có những biểu hiện: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, sốt nhẹ, tiêu chảy,… Dưới đây là một số dấu hiện và cách chăm sóc khi trẻ bắt đầu mọc răng:
- Trước khi răng nhú lên, lợi của bé sẽ bị đỏ và sưng, kèm theo cơn sốt nhẹ khiến bé lười ăn và khóc nhiều hơn. Bố mẹ nên chăm sóc vỗ về con, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé sốt trên 38,5 độ C.
- Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng là rất quan trọng, cần được bảo đảm đầy đủ, hợp lý. Đặc biệt là bổ sung canxi, giúp bé có mầm răng chắc khỏe, tách nướu dễ dàng, lên răng nhanh chóng và rút ngắn thời gian gây đau đớn cho bé. Nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy do mọc răng, cần bổ sung nước kết hợp chia nhỏ các bữa ăn.

- Bố mẹ nên chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho bé, thường xuyên lau sạch miệng bằng khăn mềm, cho uống nước lọc và làm sạch nướu sau mỗi bữa ăn của bé.
- Trường hợp bé đi ngoài phân sệt 3 – 4 lần/ngày trong vòng 3 – 5 ngày, cần bổ sung bù nước và cho trẻ ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi nhiều lần, nên đưa bé đến bác sĩ.
- Bé có thể bị ngứa lợi, thích gặm ngón tay, các đồ vật rắn rất dễ gây tổn thương. Để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, không sắt nhọn và để ý theo dõi con.

- Nếu bé sốt nhiều và khó chịu, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm thuốc giảm đau. Các nhóm thuốc như Paracetamol hoặc Ibuprofen vừa có tác dụng hạ sốt, vừa giúp giảm đau cho trẻ. Tránh tự ý sử dụng Aspirin hoặc các thuốc ngoài sự chỉ định của bác sĩ.
2. Chăm sóc sau khi trẻ mọc răng
Giai đoạn mọc răng sữa thường sẽ kết thúc vào khoảng tháng tuổi thứ 24 với 20 răng gồm 10 răng hàm trên, 10 răng hàm dưới. Sau khi đã mọc răng, cần chăm sóc tốt để giữ cho bé không bị sâu răng, viêm lợi cũng như các bệnh lý răng miệng khác.
Bố mẹ cần đảm bảo những thói quen sau:
- Vệ sinh lợi và răng cho trẻ bằng gạc hoặc bàn chải đánh răng lông mềm, dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có flour và cố gắng không để bé nuốt.
- Đánh răng cho trẻ ít nhất 2 lần/ ngày.
- Tập cho con làm quen với chỉ nha khoa và khuyến khích trẻ bắt chước bố mẹ chải răng, vệ sinh răng.

- Đưa trẻ đến nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để theo dõi và sớm phát hiện nếu có bất thường về răng miệng.
- Ngoài ra, bố mẹ nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ chứa các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B, lysine,… để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.
Mọc răng sữa là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng mà bố mẹ nào cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để chăm sóc tốt cho con. Nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng răng miệng sau này khi bé trưởng thành. Cùng cập nhật thường xuyên kiến thức nha khoa hữu ích tại Nha khoa Tenshi để chăm sóc răng miệng cho bé và cả gia đình nhé.
Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 – 19h00 | Chủ nhật: 8h00 – 17h00
51B Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt
Hotline đặt hẹn: 0939 365 338
Comment hoặc Inbox để được tư vấn từ bác sĩ: https://m.me/Nhakhoatenshi
Zalo Nha khoa Tenshi: https://zalo.me/329388200482646404