Nhiều người chủ quan với các thói quen tưởng chừng vô hại, mà không biết chúng vô tình ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng…
Giữ các thói quen không tốt này lâu ngày có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lý cũng như mất thẩm mỹ cho răng hàm. Nhận thức sớm vào loại bỏ chúng sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt hơn. Cùng Nha Khoa Tenshi điểm qua 11 thói quen không tốt gây hại cho răng miệng nhé:
1. Nghiến răng
Hành động nghiến răng có thể xảy ra trong lúc nhận thức do căng thẳng hoặc vô thức khi đang ngủ. Điều này có thể khiến cho răng bạn yếu đi dần theo thời gian, làm mòn răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng với nóng lạnh.
Khi răng bị siết chặt với lực quá mạnh sẽ làm tăng nguy cơ gãy, mẻ hoặc đẩy lệch nhiều răng. Bạn nên sử dụng miếng nhựa bảo vệ răng khi ngủ để khắc phục tình trạng này.

2. Nhai đá
Thói quen nhai đá tưởng chừng vô hại nhưng việc nhai các vật cứng, lạnh có thể làm hỏng hoặc gãy, mẻ răng. Khi nhai đá sẽ vô tình làm tổn thương đến các mô mềm bên trong răng, có nguy cơ gây sâu răng. Ngoài ra, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây các cơn tê buốt kéo dài, khiến bạn khó chịu và ăn uống không ngon miệng.
3. Thở bằng miệng
Khi gặp phải các bệnh lý về mũi, phải thở bằng miệng và thói quen này khiến cho răng có xu hướng phát triển về phía trước. Điều này gây nên tình trạng hô hàm, cung răng hàm trở nên nhọn hơn, khớp cắn hở hoặc sâu không thể cắn khít được.
4. Dùng răng cắn hoặc mở các đồ vật
Nhiều người thường sử dụng răng để mở nắp chai hoặc vỏ bánh, kẹo để thuận tiện nhưng đây cũng là “thủ phạm” gây hại cho răng. Tương tự, thói quen cắn đồ vật như đầu bút, ống hút tre, tăm xỉa răng,… cũng tác động xấu đến răng.
Dùng lực cắn để phục vụ cho việc khác nhiều ngoài chức năng nhai sẽ tăng áp lực cho răng, khiến chân răng yếu đi và dẫn đến hiện tượng răng bị mài mòn, thậm chí nứt, gãy.

5. Đẩy lưỡi
Thói quen đẩy lưỡi thường khó nhận biết, các trường hợp này thường được phát hiện khi đến thăm khám tại nha khoa. Người có tật đẩy lưỡi hay để lưỡi chen ngang giữa hai hàm răng và đẩy lưỡi về phía trước khi nuốt nước bọt. Điều này khiến răng hàm bị hô, răng thưa hoặc lệch khớp cắn gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Thói quen này đặc biệt không tốt cho trẻ nhỏ vì dễ tác động đến khả năng phát âm khiến trẻ dễ bị nói ngọng.
6. Chống cằm
Chống cằm dường như không gây ảnh hưởng đến răng miệng nhưng lại là mối nguy hiểm tiềm tàng. Đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển xương hàm, việc chống cằm quá nhiều sẽ làm thay đổi xu hướng mọc của răng hàm dưới, gây mất cân xứng cho cả khuôn mặt.
7. Ăn vặt hoặc ăn đồ ngọt quá nhiều
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn vặt quá nhiều không khiến miệng tiết ra nhiều nước bọt đủ để làm sạch các mảng bám. Những mảng bám này tồn tại ở kẽ răng và chân răng rất dễ hình thành vi khuẩn gây hại khiến bạn mắc phải các bệnh lý về răng miệng.
Lượng đường cũng như nhiều loại axit, chất hóa học có trong nước ngọt, đồ ăn ngọt sẽ bào mòn men răng, gây nên tình trạng ê buốt và sâu răng. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng đúng cách.

8. Sử dụng nhiều cà phê, thuốc lá
Cà phê, thuốc lá nằm trong top những nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị nhiễm màu, ố vàng gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, thuốc lá còn có thể gây viêm nướu, ung thư vòng họng, ung thư phổi, có hại cho những người xung quanh.
Bạn nên bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng ống hút khi uống cà phê để tránh răng tiếp xúc với màu cùng axit có trong cà phê. Hiện nay, tình trạng răng ố vàng có thể khắc phục bằng phương pháp tẩy trắng răng an toàn bằng tia laser tại các phòng khám nha khoa uy tín.
9. Cắn môi, mút môi
Thói quen cắn môi, mút môi thường gặp phải ở những người hay căng thẳng, chúng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của răng và khớp cắn. Thói quen không tốt này cần được điều chỉnh sớm để tránh hiện tượng răng bị đẩy lệch hướng, tác động xấu đến khớp cắn.
10. Ngậm lâu khi ăn
Tình trạng ngậm lâu khi ăn sẽ khiến thức ăn trong khoang miệng bị chuyển hóa thành đường làm tăng nguy cơ sâu răng, sún răng ở trẻ nhỏ. Người lớn cần sớm phát hiện và can thiệp giúp trẻ loại bỏ thói quen này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

11. Ăn thức ăn nóng lạnh liền nhau
Khi ăn thức ăn nóng rồi ngay sau đó ăn đồ lạnh hoặc ngược lại đều có thể gây hại cho răng. Nhiệt độ thức ăn thay đổi đột ngột khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt đối với răng sữa ở trẻ em hoặc đối với người bị mòn men răng.
Những thói quen thường gặp này tưởng chừng vô hại nhưng lâu dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Bạn cần sớm loại bỏ những thói quen không tốt, đồng thời khám răng định kỳ 6 tháng/lần để chăm sóc và bảo vệ răng miệng hiệu quả.
Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7: 8h00 – 19h00 | Chủ nhật: 8h00 – 17h00
51B Phan Đình Phùng, Phường 1, TP. Đà Lạt
Hotline đặt hẹn: 0939 365 338
Comment hoặc Inbox để được tư vấn từ bác sĩ: https://m.me/Nhakhoatenshi
Zalo Nha khoa Tenshi: https://zalo.me/329388200482646404